Cách sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện hiệu quả nhất

Tủ lạnh là một thiết bị tiêu tốn rất nhiều điện năng vì nó thường xuyên được cắm cả ngày lẫn đêm và kéo dài từ ngày này qua tháng khác. Vậy dùng tủ lạnh như thế nào để có thể tiết kiệm điện nhất? Hãy cùng tìm hiểu cách sửu dụng  dưới đây có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá điện năng trong một tháng đấy.

Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên

Dàn ngưng kim loại ở phía sau tủ lạnh giúp loại bỏ sức nóng từ máy nén, là bộ phận giúp làm lạnh tủ. Hãy giữ dàn ngưng sạch sẽ, tránh xa bụi bẩn sẽ giúp máy nén không phải làm việc vất vả hơn để làm lạnh thực phẩm. Nhờ đó, thực phẩm được bảo quản tốt hơn đồng thời tủ lạnh sẽ tiết kiệm năng lượng tiêu thụ hơn.

Tắt tính năng làm đá tự động

Nếu bạn để máy lạnh đá tự động bật khi không sử dụng, thì đây chính là một bộ phận ngốn nhiều điện trong tủ lạnh. Hãy tắt nó đi khi hộp đã đầy đá hoặc đơn giản là không dùng nó thường xuyên thì bạn có thể tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ của tủ lạnh.

Điều chỉnh nhiệt độ

Tùy theo thời tiết mà bạn có thể tùy chỉnh tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Không nên vặn nhiệt độ ở mức 5 vì rất tiêu hao năng lượng. Vào mùa lạnh, bạn có thể chỉnh độ lạnh xuống mức 3, tăng lên mức 4 vào những ngày nóng để tiết kiệm điện năng hiệu quả.

Hạn chế đóng mở cửa tủ

Cũng như việc bật tắt tủ, khí lạnh sẽ thoát hơi khi cửa tủ mở, do đó tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh lại từ đầu. Vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.

Không bỏ đồ nóng vào tủ

Thức ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ lạnh và khiến nó phải vận hành với công suất cao hơn. Do đó hãy để món ăn nóng nguội đi trước khi cho vào tủ lạnh.

Dùng chén đĩa bằng thủy tinh hoặc sứ

Nên dùng hũ và hộp thủy tinh đựng thức ăn. Thủy tinh và sứ giúp cân bằng nhiệt độ trong tủ lạnh tốt hơn là các hộp đựng thức ăn bằng nhựa. Nhớ đậy nắp để ngăn đọng nước.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý cho tủ lạnh

Một số chuyên gia khuyên rằng nên giữ nhiệt độ của ngăn lạnh từ 37 độ F đến 40 độ F (tương đương với khoảng từ 2 độ C đến 4 độ C) và ngăn đông ở mức 5 độ F (tương đương với -15 độ C). Để có thể tính toán nhiệt độ trong tủ lạnh, bạn có thể đặt một nhiệt kế trong một ly nước ở trung tâm của tủ trong vòng 24 giờ. Còn ngăn đông thì bạn có thể đặt nhiệt kế giữa các thực phẩm đông lạnh và kiểm tra sau 24 giờ.

Hạn chế tắt/bật tủ lạnh

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, để tiết kiệm điện, người tiêu dùng nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các vật dụng, thực phẩm có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi mới đóng cửa, dùng vật phủ che bụi phủ lên trên. Hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ lạnh quá lâu vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn, không những thế về lâu dài còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.

Tránh các nguồn nhiệt

Không đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng, cũng như ánh sáng mặt trời.

Không để tủ lạnh sát tường

Không nên kê tủ lạnh sát tường vì tủ cần có chỗ để tỏa nhiệt, giúp nó làm việc hiệu quả hơn. Chuyện này đặc biệt quan trọng vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và mau xuống cấp.

Quét dọn phía sau tủ

Hút bụi thường xuyên cho hệ thống điện phía sau tủ lạnh. Bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cần được quét dọn, hút bụi thường xuyên để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”.

Không để đồ ăn dựa sát vào thành trong của tủ

Thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh sẽ làm rau củ dễ bị hỏng, chưa kể là khiến tủ làm lạnh làm việc kém hiệu quả, dẫn đến tốn điện hơn. Hãy chú ý để thực phẩm cách ra một khoảng với phía trong của tủ lạnh.

Rã đông trong tủ lạnh

Rã đông đồ lạnh trước một đêm. Thay vì rã đông bằng lò vi sóng, hãy rã đông tự nhiên bằng cách cho thức ăn vào ngăn mát tủ lạnh trước đó một đêm. Thực phẩm rã đông từ từ thường ngon miệng hơn, mà còn tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ nữa.

Không để tủ lạnh quá trống

Tủ lạnh chứa nhiều nước sẽ làm việc hiệu quả hơn. Tủ lạnh đầy thức ăn sẽ làm lạnh nhanh hơn so với tủ lạnh trống. Nếu tủ lạnh bạn không chứa nhiều đồ, hãy để nhiều chai nước vào làm lạnh trong tủ. Như thế tủ lạnh sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà lại ít tốn điện năng.

Kiểm tra cửa

Kiểm tra độ hít của ron cao su, các ron cao su ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, làm tủ bị thoát khí lạnh. Thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu bạn dễ dàng kéo tiền đi dọc theo khe hở thì ron cao su nhà bạn cần được thay thế. Ngoài ra, cũng cần nhớ vệ sinh chúng thật cẩn thận để tránh bụi bẩn nhé.

Đảm bảo nhiệt độ hợp lý

Nhiệt độ tủ lạnh quá ấm sẽ khiến thức ăn không tươi lâu, nhưng bảo quản chúng trong điều kiện quá lạnh có thể làm thực phẩm bị hỏng, điều này vừa làm tăng chi phí tiêu thụ điện năng vừa lãng phí thực phẩm. 0842239368

 

 

Đặt dịch vụ

popup

Số lượng:

Tổng tiền: