Sử dụng tủ lạnh cũ đúng cách
Tủ lạnh được xem là một trong những thiết bị gia dụng tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trong gia đình, bởi nó được hoạt động liên tục trong ngày. Vì vậy, để tiết kiệm năng lượng và nâng cao độ bền cho sản phẩm nhất là đối với tủ lạnh cũ, bạn nên sủ dụng đúng cách, chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình bạn sẽ giảm đi rất nhiều còn tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũ.
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh cũ, bạn nên vệ sinh tủ đúng cách mỗi tuần để làm sạch các vết bẩn, nơi vi khuẩn xuất hiện trong và ngoài tủ. Khi lau chùi tủ lạnh, bạn cần:
- Ngắt nguồn điện, đưa hết thực phẩm ra ngoài.
- Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bên trong tủ lạnh. Tránh dùng bất cứ vật sắc nhọn nào để cạo, cạy tuyết và các vết bẩn trong tủ để không làm hỏng dàn lạnh trong tủ.
- Lau sạch mặt ngoài tủ lạnh và khu vực xung quanh tủ lạnh cũ để tránh tình trạng chuột bọ làm hỏng các chi tiết máy, dây điện của tủ lạnh.
Rã đông tủ lạnh thường xuyên
Lót giấy thiết vào ngăn tủ ướp lạnh khi rã đông, đục lỗ ở giữa mỗi lớp giấy thiết để hướng nước vào tô bên dưới.
Trước khi cạo đá trên thánh tủ ướp lạnh, bạn lót khăn dưới đáy tủ để hứng đá.
Để rã đông nhanh tủ ướp lạnh, bạn đặt tô nước nóng bên trong tủ, cạo sạch đá ngay sau khi nó tróc ra.
Nếu có máy hút bụi, bạn dùng nó để hút sạch đá vụn và nước trong quá trình rã đông.
Trước khi bật lại tủ ướp lạnh sau quá trình rã đông, bạn lau khắp mặt trong tủ bằng thuốc muối, sau đó lau khô bằng khăn giấy. Sau khi bật tủ ướp lạnh, chờ chừng 1 giờ rồi bỏ các thứ vào trong tủ.
Hạn chế va chạm và di dời tủ lạnh cũ
Trước khi di chuyển tủ lạnh hoặc tủ ướp lạnh, bạn cần ngắt điện trước 24 giờ.
Làm vệ sinh kỹ lưỡng tháo các bộ phận rời, và giữ cố định cửa tủ.
Luôn dựng đứng tủ lạnh hoặc tủ ướp lạnh trong quá trình vận chuyển.
Sau khi di chuyển và ổn định vị trí đặt tủ lạnh, bạn nên chờ thêm 1 giờ sau mới cắm điện tủ lạnh ở chế độ không tải trong 1 giờ nữa rồi mới cho thực phẩm vào.
Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt
Nhiệt độ xung quanh vị trí tủ lạnh ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt và mức tiêu hao điện năng. Do đó, người dùng nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp. Để đảm bảo thoát nhiệt, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường ít nhất 10cm, vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và nhanh xuống cấp.
Kiểm tra ron cao su cánh cửa
Sau một thời gian dài, các ron cao su ở cửa sau có thể bị hỏng, làm tủ thoát khí lạnh nhiều. Mẹo để kiểm tra: kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi học theo khe hở thì bạn cần thay thế ron cao su. Vì sau một thời gian dài bạn sử dụng những ron cao su bị bông ra không còn độ kết dính, bạn nên thay ron mới.
Tiết kiệm điện cho tủ lạnh cũ.
Những chiếc tủ lạnh cũ có ít chức năng tiết kiệm điện năng, một số thói quen tốt trong cách sử dụng tủ cũ hàng ngày cũng giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể.
- Không để thực phẩm nóng vào tủ để tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ một lượng điện đáng kể để cân bằng lại nhiệt độ lạnh cần thiết trong tủ.
- Không đặt quá nhiều thức ăn vào tủ giúp tủ không làm việc quá tải. Giữa các thực phẩm đặt vào tủ lạnh cần có khoảng cách thông thoáng để hơi lạnh có thể đi qua, làm lạnh đều mọi thứ, dẫn đến ít tiêu tốn điện năng hơn.
- Không mở tủ quá nhiều và quá lâu.
- Sử dụng các vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì bằng nhựa. Vì dụng cụ kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt, thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn giúp tủ lạnh ít tiêu tốn điện năng hơn.
Không phải tủ lạnh cũ là không thế tiết kiệm điện cho gia đình khi bạn biết cách sử dụng đúng thì cũng như bạn đang sở hữu chiếc tủ lạnh hiện đại công nghệ cao. 0842239368